Bà lão 75 tuổi 20 năm bán vé số lề đường Sài Gòn nuôi cháu tàn tật

08/03/2018 - 11:30

PNO - 8/3, Sài Gòn ngập tràn hoa hồng với muôn vàn câu chúc ca tụng, tôn vinh phụ nữ. Nhưng đâu đó, có những phụ nữ bị bỏ quên trong ngày tôn vinh này. Họ phải tất bật với chuyện mưu sinh cơm áo.

Ở con hẻm sâu nằm vắt ngang đường Trần Tấn (phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM), người dân đã quen với hình ảnh lom khom của bà Phan Kim Xuân, 75 tuổi, có 20 năm hành nghề bán vé số nuôi thân và nuôi người cháu ruột tàn tật.

Ba lao 75 tuoi 20 nam ban ve so le duong Sai Gon nuoi chau tan tat
Bà Phan Kim Xuân bên vỉa hè nửa khuya

Ngày cũng như mưa, bước ra từ gác trọ 5m2, mỗi buổi sáng sớm, với chiếc xe đẩy bên trên là những xấp vé số, bà cùng người cháu dò dẫm khắp hang cùng ngõ hẻm trong khu vực để bán vé số mưu sinh. 

Ba lao 75 tuoi 20 nam ban ve so le duong Sai Gon nuoi chau tan tat
Bà Xuân có 20 năm bán số mưu sinh khu vực đường Trần Tấn, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM

Sau khi đi hết những cung đường quen thuộc hàng ngày, bà và người cháu dừng trên vỉa hè, dựng dù che nắng mưa bán tiếp cho đến khi tối mịt, phố vắng người qua. "Ngày nào không ế, ngoại bán được hơn 100 tờ, thu được khoảng 130.000 - 150.000đ. Số tiền này để dành đóng trọ điện nước mất khoảng 2,5 triệu/tháng. Ngày nào bán đắt thì mua ít đậu hủ, thịt cá, còn ế thì rau rác cũng qua ngày", bà Xuân cười, trải lòng.

Ba lao 75 tuoi 20 nam ban ve so le duong Sai Gon nuoi chau tan tat
Bà cụ lẽ ra phải an hưởng tuổi già cùng con cháu, lại phải vất vả lê từng gót chân nặng nhọc xuống phố mưu sinh.

Ít ai biết, sau nụ cười tưởng chừng hào sảng, tự tin ấy, bà lão ở tuổi thấp thập cổ lai hy mái đầu bạc trắng này đã trải qua chuỗi ngày tháng cơ cực, bi kịch nối tiếp bi kịch. 

Quê ở Bến Tre, nhà nghèo, đông anh chị em, bà rời quê lên Sài Gòn năm 20 tuổi. Bà lập gia đình, sinh lần lượt 3 người con gái. Nhưng cả 3 người con gái  đều lần lượt bỏ bà ra đi trong cảnh "kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh". Cả 3 người con gái đều bạc mệnh. Người mất vì bệnh tật; người thì vì cuộc sống bức bách, đời sống vợ chồng không hạnh phúc nên tự tử, bỏ lại đứa con trai cho bà nuôi; người thì theo chồng đi đào vàng không may gặp tai nạn qua đời, bỏ lại đứa cháu trai bị hen suyễn.

Ba lao 75 tuoi 20 nam ban ve so le duong Sai Gon nuoi chau tan tat
Cùng mưu sinh với bà là đứa cháu ngoại tật bị hen suyễn từ nhỏ lúc tỉnh lúc mê

Hàng ngày từ 6 giờ sáng, bà cùng cháu Khánh Bình (12 tuổi)  đẩy xe đi bán vé số trên các con đường quen thuộc ở phường Tân Sơn Nhì. Trưa về phòng trọ, bà cháu lo cơm nước rồi 1 giờ chiều đi lấy vé số tại đại lý. Cứ loay hoay như thế đến 4 giờ chiều lại tiếp tục công việc mưu sinh trên góc đường Trần Tấn tận 11 giờ đêm mới về.

Ba lao 75 tuoi 20 nam ban ve so le duong Sai Gon nuoi chau tan tat

“Một ngày bà bán có khi đủ ăn, có khi cũng khó khăn lắm. Nhưng mình hiền lành nên được người ta thương. Có người cho hộp sữa, người cho gói muối, bịch đường, lon sữa, có người mua vé số ủng hộ. Như vậy bà cũng mừng, nhờ người cho chút này, chút kia mà cuộc sống có phần đầy đủ hơn trước”, bà Xuân ấm lòng chia sẻ.  

Ba lao 75 tuoi 20 nam ban ve so le duong Sai Gon nuoi chau tan tat
Bà lão chuẩn bị bữa ăn đơn sơ, đạm bạc sau ngày bán số mưu sinh vất vả

Bà Xuân già yếu, chân không thể trụ vững nên chiếc xe đẩy tự chế trở thành bạn đồng hành giúp bà di chuyển. Mang trong mình bệnh sỏi mật nặng, đôi tai không còn nghe rõ, cùng những cơn đau đầu dữ dội có thể tái phát bất cứ lúc nào, nhưng bà vẫn kiên trì ngày ngày lặn lội bán từng tờ vé số. 

Ba lao 75 tuoi 20 nam ban ve so le duong Sai Gon nuoi chau tan tat

Cháu trai Khánh Bình, thương bà tuổi cao sức yếu, ngày nào cũng theo chân bà đi bán, phụ giúp cho bà phần nào để cuộc sống của 3 bà cháu vơi bớt cơ cực.

Ở cái tuổi 12, trong khi các bạn cùng trang lứa được cắp sách đến trường, vui cùng chúng bạn, Khánh Bình mang trên mình căn bệnh khiếm thính bẩm sinh, nói khó, tính khí hay nổi nóng bất thường. Sợ bà đi bán một mình, em cố gắng theo bà đến tận khuya. 

Cháu trai lớn, Tiểu Bình, ngoài 20 tuổi, thương bà tuổi già sức yếu, xin đi làm công ở các hội chợ, nay đây mai đó, có khi cả tháng mới về nhà. Do không có bằng cấp, nên lương của em cũng chỉ đắp đổi nuôi thân và phụ ngoại ít tiền trang trải tiền nhà thuê nuôi em. 

Ba lao 75 tuoi 20 nam ban ve so le duong Sai Gon nuoi chau tan tat
Từ sáng đến tối, bà Xuân bán vé số được khoảng 150.000đ dành để trang trải tiền trọ. Còn tiều gạo muối, phải nhờ người ta cho thêm

Tuổi cao sức yếu, bà Xuân đau ốm liên miên. Mới đây bà phải nhập viện vì bệnh sỏi mật cần phải phẫu thuật gấp. Nhưng vì không có tiền chữa trị, bà tự chống chọi với căn bệnh, vẫn tiếp tục cố sức đi bán vé số, mong gom góp đủ tiền để bà cháu sống qua ngày.

"Nhiều lần đi bán dọc đường bà bị đám côn đồ giựt cả tập vé số, chân tay già yếu loạng choạng rồi nên không làm được gì, bị xô té cũng không dám hô hoán to vì sợ bị đánh. Không chỉ có bà, mà còn có nhiều người tuổi đã cao, họ chọn bán vé số là công việc để kiếm cơm cho gia đình. Hàng ngày phải bỏ vốn để lấy số bán, ngày nào rủi bị giựt là xem như ngày đó bụng phải nhịn đói", bà kể.  

Ba lao 75 tuoi 20 nam ban ve so le duong Sai Gon nuoi chau tan tat
Tuy cả đời cơ cực, nhưng bà vẫn giữ nụ cười lạc quan về cuộc sống

Cuộc sống vất vả với bao nỗi lo thường trực trĩu nặng trên đôi vai gầy yếu, nhưng bà Xuân vẫn giữ tinh thần vui vẻ lạc quan. “Từng tuổi này rồi, tôi chỉ có thể mong mình còn khỏe, có tiền để chữa bệnh, đừng đau ốm gì để có thể lo được cho hai đứa cháu. Thân già rồi sống nay chết mai, chỉ sợ mình có mệnh hệ gì ai lo cho mấy đứa nhỏ", bà Xuân trải lòng.

Hoài An - Duy Quan - Bùi Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Lễ hội kén rể ngàn năm tuổi ở Hà Nội

    Lễ hội kén rể ngàn năm tuổi ở Hà Nội 

    12-03-2024 06:21

    Lễ hội kén rể được người dân thôn Đường Yên, xã Xuân Nội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa.

  • Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

    Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

    10-03-2024 06:16

    Vất vả, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hóa chất song nhiều phụ nữ ở xã Quỳnh Hưng vẫn chọn làm thợ chà nhám đồ mộc vì chủ động được thời gian.