Bà cố nuôi chắt gái

06/07/2016 - 11:47

PNO - “Năm nay tuy tôi còn khỏe, nhưng tuổi cũng đã cao, không biết ông trời gọi lúc nào. Cháu phải tập làm người lao động chân chính. Phải nhớ tới ông cố ngoại, tới các ông cậu đã hy sinh..."

Ba co nuoi chat gai
Công việc thường ngày của cụ Bé

Cụ bà Phạm Thị Bé đã 87 tuổi nhưng vẫn khỏe, đủ sức để lội bộ ba cây số từ nhà ra chợ. Quê cũ vốn ở Hòa Khánh Tây, H.Đức Hòa, tỉnh Long An, nhưng thời chiến tranh ác liệt, trong vòng ba năm mà chồng, con trai, em trai đều hy sinh nên bà dẫn hai cô con gái lên miền Đông lập nghiệp.

Căn nhà tình nghĩa của bà Bé nằm sâu trong con hẻm thuộc ấp Năm Trại, xã Trường Đông, H.Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh được xây cất từ hơn 20 năm rồi, vừa mới được Nhà nước sửa lại đầu năm 2015, trước khi bà được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (tháng 8/2015). Bên căn nhà cũ, trong ngoài xếp đầy nan trúc và tấm bồ mới đan. Trước sân xếp một đống củi nhãn. Bà cụ nói đó là công sức của đứa chắt ngoại đang học lớp 9. Mỗi thứ Bảy, Chủ nhật, cô bé Phan Thị Thảo đều tranh thủ đạp xe đi kiếm củi phụ bà cố nấu ăn hàng ngày, hoặc đi mua nan trúc chở về cho bà đan bồ.

Ngồi cả buổi chẻ nan hoặc đan bồ, lưng đau nhừ mà bà vẫn phải ráng mỗi ngày có năm tấm bồ thưa lấy tiền chợ. Bồ bây giờ rẻ quá, mỗi tấm bán được 5.000đ, năm tấm được 25.000đ, hai bà cháu đủ rau muối qua ngày. Lương liệt sĩ, bà được hưởng hai suất, hơn hai triệu đồng mỗi tháng, vừa lãnh là hết. Tiền điện, tiền thuốc, tiền cho chắt gái đi học… ráng nhín mới đủ.

Bà Bé lấy chồng ở xã Thạnh Lợi, H.Bến Lức, Long An. Ông Phan Văn Rành chồng mẹ hoạt động cách mạng từ nhỏ. Nhà trai mới đi hỏi dâu được vài tháng thì ông bị địch bắt, giam giữ gần một năm mới thả. Ra tù, lại xin làm đám cưới. Có được cô con gái đầu lòng, bà đang mang bầu lần hai được sáu tháng thì chồng bị bắt tiếp. Lần này địch đưa ông ra Côn Đảo. Khi được ra tù, trở về nhà thì cậu con trai Phan Văn Hạnh đã sáu tuổi.

Năm 1959, chính quyền họ Ngô kéo lê máy chém khắp miền Nam đàn áp phong trào cách mạng. Ông Năm bàn với vợ: “Tôi ở nhà, chắc bị bắt nữa. Thôi thằng Ba cũng đã lớn, bà cho tôi mang con vô chiến khu đặng rèn giũa nó thành người cách mạng”. Mẹ gạt nước mắt, đồng ý cho chồng mang cậu con trai bảy tuổi lên cứ sát biên giới Campuchia, cách nhà hơn trăm cây số. Mẹ cũng đem con gái lớn vô bưng ở, hai má con cắt bàng đan nệm, nóp bán kiếm tiền lần hồi qua ngày.

Mấy năm đầu, thứ Bảy, Chủ nhật, ông Rành còn đưa con trai ghé nhà. Nhưng về sau, hai cha con biệt tin. Chồng bà lúc đó là tiểu đội trưởng bộ đội chủ lực miền, đã hy sinh trong đợt chống càn ngày 26/6/1973, lúc mới 49 tuổi. Rồi một tháng sau, thiếu úy Phạm Văn Xường 33 tuổi, em trai bà cũng hy sinh. Bà dắt con gái lớn chạy lên Tây Ninh sinh sống đến giờ.

Người con gái của bà Bé bị bệnh mất, để lại cháu gái ngoại, bà mang cháu về nuôi tới lúc khôn lớn, gả chồng. Nhưng cháu gái số cũng vất vả chẳng kém gì bà ngoại, khi mới có bầu được bảy tháng thì chồng cô bị tai nạn giao thông, chết. Lúc chắt ngoại ba tuổi, cháu ngoại đi bước nữa. “Nó làm nghề mua bán ve chai, cực lắm. Thương cháu gái nghèo khổ, tôi lại mang chắt ngoại về nuôi. Thấm thoắt đã hơn mười năm rồi”, nước mắt rưng rưng, bà Bé nhìn về phía chắt ngoại đang học bài.

Hai bà cháu hủ hỉ với nhau trong căn nhà vắng. Cháu Phan Thị Thảo 14 tuổi, đang học lớp 9 trường Nguyễn Thái Bình, luôn giữ được danh hiệu học sinh tiên tiến, sau nhiều năm là học sinh giỏi. Thảo kể: “Con thương bà cố lắm, con lo nhất là bà cố bị bệnh, đau yếu, nên những việc nặng như đi chở nan, kiếm củi, nấu cơm, giặt đồ con đều ráng làm phụ”.

Ba co nuoi chat gai
Bà cố và chắt ngoại

Bà Bé âu yếm nhìn đứa chắt ngoại, khoe: “Nó giỏi lắm! Rất siêng việc. Bà nói với nó là đừng ngại khổ. Ngày trước bà lội bưng nước ngập tới ngực, đỉa bám đầy người, vẫn cắn răng nhổ bàng về đan nệm. Còn nghĩ ra cách cắm cây tràm tươi làm bếp nấu cơm giữa mùa nước lụt. Không có việc gì khó đâu con. Mình nghèo nhưng phải sống cho đàng hoàng”.

Năm nay Thảo tốt nghiệp lớp 9, bà cố không cho em làm nhiều việc nữa, bắt tập trung học cho tốt. Phải ráng học cho hết lớp 12. Nếu vô được đại học, bà cũng nuôi luôn. Bây giờ hàng tháng có hơn năm triệu đồ ng tiền trợ cấp Mẹ VNAH, bà dành tiết kiệm để nuôi chắt học và phòng bệnh tật. Đầu năm nay, bà Bé phải mổ cấp cứu, nằm viện hơn hai tháng. Chắt gái vừa đi học, vừa chăm bà cố, sức học có sút đi. Nhà cửa bỏ tanh banh, kẻ trộm lẻn vào thấy không có gì bèn trộm luôn cái sổ đỏ.

Cụ Bé đang dạy chắt gái tập đan phên bồ. Trước đó cô bé đã đi học may, dịp nghỉ hè thường đi may thuê kiếm tiền nộp học phí. “Đan phên bồ tuy ít tiền, nhưng không có gì phải mắc cỡ. Đó là nghề kiếm tiền chính đáng, phòng khi mình sa cơ, lỡ bước có thể tự nuôi sống bản thân”, cụ Bé luôn dạy chắt gái như vậy, “Năm nay tuy tôi còn khỏe, nhưng tuổi cũng đã cao, không biết ông trời gọi lúc nào. Cháu phải tập làm người lao động chân chính. Phải nhớ tới ông cố ngoại, tới các ông cậu đã hy sinh. Phải nhìn tới mẹ cháu đang nghèo khổ, đặng mai này còn giúp đỡ”.

Phương Quý

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.