Khi bé giận dữ, phải làm thế nào?

01/09/2015 - 14:26

PNO - Nổi cáu là trạng thái tâm lý tồi tệ, thường bắt nguồn từ một điều giản dị: trẻ không có được thứ mà mình mong muốn.

Đối với trẻ 1-2 tuổi, giận dữ thường là biểu hiện của việc thể hiện nhu cầu – thêm sữa, thay bỉm, đòi đồ chơi – nhưng chưa đủ ngôn ngữ để diễn tả thành lời.

Với trẻ 3-4 tuổi, do tính tự lập cao hơn nên hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của mình.

Vì vậy, trẻ có xu hướng khẳng định những nhu cầu, mong muốn đó. Trường hợp không được cha mẹ đáp lại, cơn giận có thể bùng phát.

Khi be gian du, phai lam the nao?

1. Phớt lờ trẻ: Khi nóng giận, trẻ bị cảm xúc chi phối hoàn toàn, khiến vỏ não trước – nơi chi phối việc ra quyết định và đánh giá – bị tê liệt. Đó là lý do nếu bạn cố gắng giải thích cho trẻ, trẻ vẫn không hiểu và không nguôi giận. Chờ tới khi trẻ dịu lại, bạn mới có thể trò chuyện cùng bé.

Khi be gian du, phai lam the nao?

2. Hiểu rõ cơn nóng giận: Trẻ có thể khóc lóc và thể hiện sự giận dữ hoặc cũng có thể có những hành động như phá phách, đập vỡ đồ đạc. Trong trường hợp thứ nhất, nên chờ đến lúc trẻ bình tĩnh trở lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra thứ gì đó bé thích để giúp bé cảm thấy được xoa dịu. Trường hợp thứ hai, đơn giản là lờ đi hành động của bé và chuyển sang việc khác.

Khi be gian du, phai lam the nao?

3. Cho trẻ chút không gian: Đôi khi điều trẻ cần chỉ là được bộc lộ cơn giận trong lòng. Không gian đó sẽ giúp trẻ xả bớt trạng thái tồi tệ mà không theo cách phá hủy đồ đạc hay gào thét to tiếng với bạn.

Khi be gian du, phai lam the nao?

4. Đánh lạc hướng: Có bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm rằng, trong túi xách cô luôn trữ sẵn những thứ giúp phân tán bé như đồ chơi, sách, đồ ăn vặt. Khi cơn giận xảy ra, cô sẽ lôi từng món ra cho tới khi thu hút được sự chú ý của bé. Chiêu này có thể áp dụng cả trước khi bé bắt đầu nóng giận. Về mặt khoa học, trẻ thường có thời gian tập trung ngắn nên có thể dễ dàng chuyển hướng chú ý của bé.

Khi be gian du, phai lam the nao?

5. Kỷ luật bé mà không dùng đến đòn roi: Roi vọt là phương án cuối cùng và rất nên cẩn trọng khi dùng bởi cha mẹ chính là tấm gương của trẻ. Khi cần phạt trẻ, bạn có thể áp dụng những cách thay thế cho roi vọt như: phớt lờ cách cư xử muốn thu hút sự chú ý của bé; chú ý tới những hành vi tốt của bé; đánh lạc hướng bé; cho bé lựa chọn; dạy bé hậu quả của những lựa chọn không tốt…

Khi be gian du, phai lam the nao?

6. Tìm ra nguyên nhân cơn nóng giận: Do chưa đủ ngôn ngữ để diễn tả mong muốn nên khi không được thấu hiểu, trẻ nổi cáu để xả bớt căng thẳng. Một mẹo hay là dạy con bạn ngôn ngữ ký hiệu để bé có thể bày tỏ khi nào bé cần đáp ứng nhu cầu gì. Bản thân bạn cũng nên chăm chú quan sát và lắng nghe con nhiều hơn để hiểu được bé cần gì và có thể đáp ứng bé như thế nào.

Khi be gian du, phai lam the nao?

7. Ôm bé: Đây có vẻ như là điều bạn ít nghĩ đến nhất nhưng thực sự nó có thể khiến bé bình tâm trở lại. Đó phải là một cái ôm thật chắc chắn, chứ không phải một cái hờ hững, ôm nhanh cho qua. Nhớ đừng nói lời nào khi ôm con bởi bạn có thể khơi mào cho một cuộc khẩu chiến.

Khi be gian du, phai lam the nao?

8. Mang đồ ăn cho bé: Mệt mỏi và đói là hai nguyên nhân lớn nhất trong số các nguyên nhân khiến trẻ cáu giận. Điều đó có nghĩa là: bạn nên cho bé ăn, cho bé uống, cho bé ngủ hoặc đơn giản là cho bé giải trí bằng cách xem tivi.

Khi be gian du, phai lam the nao?

9. Đưa ra phần thưởng một cách khôn ngoan: “Hối lộ” trong những trường hợp nhất định là cách hữu hiệu để ngăn cơn giận của bé. Ví dụ, khi bạn đòi hỏi bé yêu cư xử đúng mực ở nhà hàng hay bữa tiệc, bạn có thể dẫn dụ bé bằng việc treo thưởng 15 phút chơi game ở nhà nếu bé hoàn thành nhiệm vụ. Thương lượng với bé ngay từ đầu chứ đừng đợi đến lúc cơn giận diễn ra. Nếu không, cách này sẽ phản tác dụng.

Khi be gian du, phai lam the nao?

10. Nói nhẹ nhàng với bé: Dù biết rằng đây là một điều rất khó bởi khi thấy trẻ giận dữ, cha mẹ có xu hướng cũng “bốc hỏa” theo. Nhưng nói nhẹ nhàng không chỉ giúp trẻ nhận ra, thái độ của trẻ không thể tác động tới phản ứng của cha mẹ mà còn là cơ hội để chính cha mẹ bình tâm hơn.

Khi be gian du, phai lam the nao?

11. Mỉm cười bỏ qua: Việc cha mẹ sợ hãi nhất có lẽ là khi con nối giận chốn đông người. Họ sợ bị đánh giá là cha mẹ tồi. Bản thân đứa trẻ cũng nhanh chóng nhận ra yếu điểm này và sẽ tận dụng nó để có được thứ mình muốn. Khi trẻ cáu giận, đôi khi điều cần làm là hãy mỉm cười nhẹ nhàng, vờ như không có chuyện gì xảy ra.

Khi be gian du, phai lam the nao?

12. Đưa bé ra chỗ khác: Điều này áp dụng rất hiệu quả khi trẻ nổi giận chốn đông người. Nếu bé mè nheo đòi một món đồ chơi, hãy bế bé sang gian hàng khác. Thay đổi địa điểm có thể giúp thay đổi cách cư xử.

Khi be gian du, phai lam the nao?

Huyền Nguyễn (Nguồn: Parents)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI