Nhặt 'sạn' chương trình Ngữ văn THPT mới

24/03/2018 - 12:04

PNO - Phần Kiến thức tiếng Việt trong dự thảo chương trình môn ngữ văn mới ở bậc THPT do Bộ GD-ĐT ban hành có nhiều nội dung được thiết kế tùy tiện, lộn xộn và cảm tính.

Với vai trò là giáo viên giảng dạy môn ngữ văn ở bậc THPT, chúng tôi nhận thấy cần phải chỉ ra những bất hợp lý phần trong dự thảo chương trình môn ngữ văn mới của Bộ GD-ĐT để có sự chỉnh sửa cho gần gũi và thiết thực với học sinh (HS). Vì nhiều nội dung được thiết kế hết sức tùy tiện, lộn xộn, khiên cưỡng và cảm tính.

Cụ thể, bài (lớp 10), bài (lớp 11) và (lớp 12) chỉ nên dành cho những người hoạt động nghiên cứu khoa học. Vì người làm tiểu luận, bài báo khoa học, luận văn, luận án… mới cần đến những kiến thức, kỹ năng này.

Nhat 'san' chuong trinh Ngu van THPT moi

Bài Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ tương đối khó và ít gặp (lớp 10, 11 và 12), là một cách đặt vấn đề không mấy thuyết phục. Thành ngữ và tục ngữ tương đối khó và ít gặp thực ra chúng xuất hiện rất nhiều, khắp 63 tỉnh, thành và 54 dân tộc trên cả nước.

Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ và tục ngữ khó hiểu hay dễ hiểu là tùy thuộc vào sự tri nhận của cư dân mỗi vùng phương ngữ. Và việc yêu cầu HS nắm vững về nghĩa của những câu tục ngữ, thành ngữ này không giúp ích được gì cho việc học.

Bài Từ gốc Hán và gốc châu Âu trong hệ thống thuật ngữ tiếng Việt (lớp 10, 11), chỉ bàn đến từ gốc Hán, thực sự đã quá tầm hiểu biết của HS phổ thông. Bởi vì từ gốc Hán chiếm hơn 80% kho từ ngữ tiếng Việt.

Mà muốn truy nguyên từ gốc Hán thì HS buộc phải am tường cả tượng hình lẫn cấu tạo về mặt nghĩa (chữ tượng hình, chữ chỉ sự hay biểu ý, chữ hội ý, chữ hình thanh, chữ chuyển chú và chữ giả tá). Hơn nữa, có rất nhiều từ gốc Hán đã được Việt hóa triệt để hoặc gần âm đọc với tiếng Việt dẫn đến không thể tìm ra gốc gác, chẳng hạn từ tuyết.

Bài Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, đề cập đến hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ... thì có ý nghĩa gì về mặt giao tiếp phi ngôn ngữ? Tại sao không hướng đến việc dạy HS cách giao tiếp có hiệu quả bằng các hành động phi ngôn ngữ như việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ), khoảng cách (không gian giao tiếp), sự hoạt ngôn và tiếp xúc (xúc giác); hoặc thời gian (sử dụng thời gian) và trực quan (giao tiếp bằng mắt và các hoạt động nhìn khi nói, lắng nghe…) để mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp?

Bài Công dụng các loại dấu câu đã học (lớp 12), lẽ ra phải dạy cho các em từ các bậc học dưới. Nếu đến lớp 12 mới học thì chẳng lẽ từ lớp 11 trở xuống các em không biết dùng dấu câu, hoặc dùng sai. Và nếu dùng sai trong bấy nhiêu năm thì cái sai ấy đã ăn sâu và thành thói quen khó sửa. 

Phan Thế Hoài (Trường THPT Bình Hưng Hòa, TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI