“Chắc con phải nghỉ học!”

14/08/2014 - 06:51

PNO - PNO - Gà vừa gáy, học sinh ấp Thiềng Liềng phải lật đật thức dậy chạy ra bến đón đò sang xã đi học, chiều tan lớp, các em lại phải chạy cho kịp chuyến đò cuối cùng để về nhà. Đều đặn mỗi ngày các em phải lênh đênh trên...

edf40wrjww2tblPage:Content

Vượt sóng đến trường

Chúng tôi đến ấp Thiềng Liềng của xã đảo Thạnh An thuộc huyện vùng xa Cần Giờ (TP.HCM) vào dịp năm học mới đang gần kề. Bến đò Thiềng Liềng lúc 5 giờ sáng đã rộn tiếng cười nói, ngập màu áo trắng học trò trở lại sau 3 tháng nghỉ hè.

Chưa đầy 15 phút, con đò chật ních khách, nổ máy rời bến Thiềng Liềng đi Thạnh An. Học trò trên đò trò chuyện rôm rả, bù lại thời gian nghỉ hè hầu như không có thời gian để vui chơi, gặp gỡ nhau vì phải theo cha mẹ ra đồng, ra rạch mò cua bắt ốc giúp gia đình.

“Chac con phai nghi hoc!”

Dò dẫm xuống đò đi học

Ra giữa dòng, đò gặp phải vài trận sóng lớn làm chao đảo. Những hành khách có kinh nghiệm nhanh chóng tìm điểm tựa để tránh bị ngã hoặc hất tung lên. Hai tay ôm chặt thành ghế, em Bùi Nhật Thiên, học sinh lớp 9 trường THCS Thạnh An nói: “Như vậy là bình thường đó chú, khi nào biển động là lắc lư mệt luôn”. Theo lời Thiên, việc khiến các em ngán nhất là bị té xuống sông, xuống biển trong quá trình đi đò.

Năm học nào ở Thiềng Liềng cũng có học sinh bị rớt xuống nước khi lên xuống đò khiến quần áo, tập vở ướt mèm, phải nghỉ học ngày hôm đó. “Học sinh ở đây hầu như đứa nào cũng từng bị té cầu đò. Những đứa lớn đi nhiều thành quen rồi nên ít té, còn mấy đứa nhỏ thì té liên tù tì”, ông Năm, nhà ở khu dân cư Thiềng Liềng kể.

Em Nguyễn Trường Giang (nhà ở tổ 37, ấp Thiềng Liềng), học sinh lớp 8 trường THCS Thạnh An, kể về cú ngã của mình hồi tháng 6: “Hôm đó sương mù dày, bậc thang cầu đò lại trơn. Em vừa đặt chân xuống đò, định bước lên thì bị trượt té bay xuống sông. Cũng may là đầu không đập vào bê tông”. Giang cho biết, có rất nhiều bạn học của mình đòi nghỉ học do quá sợ sau khi bị té sông.

“Chắc con nghỉ học chú ơi!”

Ông Nguyễn Văn Yến, Bí thư chi bộ ấp Thiềng Liềng cho biết, dù được huyện ưu đãi miễn giảm học phí và hỗ trợ tiền đò, nhưng trong 5 năm trở lại đây, tỉ lệ học sinh bỏ học của Thiềng Liềng vẫn còn cao. Mỗi năm có khoảng 30% trẻ em là học sinh ở các cấp học THCS, THPT nghỉ học do nhiều lý do khác nhau. Khó khăn cách trở chuyện đến trường là một trong những nguyên nhân chính.

“Chac con phai nghi hoc!”

Dù đã được hỗ trợ, nhiều học trò ấp Thiềng Liềng vẫn phải nghỉ học

Năm nay, Thiềng Liềng có 30 em học sinh tham gia bậc học THCS tại xã đảo Thạnh An. Mỗi ngày, các em phải di chuyển 2 lần đò để đến lớp và trở về nhà. Với những em học sinh nhà ở gần bến đò, việc mỗi ngày phải lênh đênh trên biển gần 2 giờ để đi học đã là cực hình. Với những em nhà xa bến đò, việc đi học lại càng khó khăn hơn.

Chị Trần Thị Trinh có hai con đang theo học lớp 6 và lớp 9 tại THCS Thạnh An cho biết, từ nhà chị ra bến đò phải đi mất gần 30 phút xe đạp (3km). Để kịp chuyến đò sáng, mỗi ngày con của chị phải thức dậy từ 4 giờ: “Nhìn 2 đứa con, đứa đạp xe, đứa rọi đèn pin cả nhà xót xa quá nên năm ngoái phải nhịn ăn nhịn uống gửi 2 đứa sang trọ ở Thạnh An để đi học”.

Trường hợp như gia đình chị Trinh không phải là hiếm ở Thiềng Liềng. Em Đinh Thị Thanh Ngân, học sinh lớp 11 trường THPT Cần Thạnh rưng rưng nước mắt: “Chắc năm nay con nghỉ học chú ơi”. Lao động chính của gia đình có 2 chị em gái hàng ngày vượt sóng gió đi học này là ông Đinh Văn Thẹo (sinh năm 1964 - cha Ngân) bị u hạch ác tính. Mỗi tuần ông phải đi bệnh viện 1 lần, chi phí sinh hoạt của gia đình phải dè sẻn vì tiền để dành bao lâu nay đã cạn kiệt. Ngân và em gái Đinh Thị Kim Yến (học lớp 9 ở trường THCS Thạnh An) phải “lên kế hoạch” nghỉ học đi làm kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt gia đình và dành dụm cho cha chữa bệnh.

Nhiều học sinh THPT như Ngân phải tay xách nách mang quần áo, dụng cụ học tập đón 2 lần đò sang thị trấn Cần Thạnh để nhận phòng KTX và nhập học. Dù được miễn giảm học phí và hỗ trợ tiền đò, nhưng chi phí ăn ở của mỗi em ở đây (từ 1,2 - 1,5 triệu đồng) là một khoản tiền quá lớn đối với cha mẹ các em - những lao động nghèo với công việc mò cua, bắt ốc, làm muối, dựa theo buồn vui của ông trời mà sống.

Theo ông Yến, đầu năm học 2014-2015, trên địa bàn ấp có gần 10 trường hợp có ý định nghỉ học vì nhiều lý do. Các em đã được động viên đi học lại. Tuy nhiên, khả năng tiếp tục đến trường của các em là rất thấp.

Đình Thắng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI