Rủ nhau đi 'chợ ve chai'

18/01/2015 - 07:54

PNO - PN - Hướng trung tâm Sài Gòn về Bình Lợi, vừa qua cầu Băng Ky là thấy ngay con ngõ rộng có gắn bảng hướng dẫn “Cafe Cao Minh”. Quán ngày thường rộng rãi với khuôn viên có cây xanh hồ nước lầu cao mái vòm... hóa chật chội mỗi...

edf40wrjww2tblPage:Content

Yêu nhau thì đi đâu cũng vui huống chi rủ nhau đi chợ, mà lại là “chợ ve chai” mới ngộ! Chợ họp trên khoảng sân rộng nhộn nhịp, đông đúc. Dưới tán dù, mấy dãy bàn kê sát nhau bày la liệt những món đồ cũ trăm ngàn thể loại. Từ vật dụng gia đình: lon guigoz sữa con chim, ly dĩa US, gạt tàn sứ Nhật, bàn ủi sắt con gà, quạt điện bốn cánh...Từ đồ trang trí nội thất: tượng lớn, nhỏ tạc từ sừng trâu, ngà voi, tranh gỗ, cung tên... Từ đồ trang sức: dây cổ vòng tay đồng hồ nhẫn mắt kính... Rồi tiền giấy tiền đồng, máy ảnh chụp phim, ti vi xài pin...

Những hàng hóa mang màu sắc cũ kỹ, đường nét dáng dấp của những thiết kế kỹ thuật, ứng dụng xa xưa làm người trẻ tò mò thích thú, còn người luống tuổi thì bồi hồi nhớ nhung. Người mua ngắm nghía, nâng lên hạ xuống thỏa thuê, chụp ảnh, hỏi han nguồn gốc, giá trị, giá cả món hàng rồi ngã giá rồi đi.

Người bán vui vẻ ân cần chào hàng, trả lời tường tận những thắc mắc, rồi sắp xếp lại trật tự các món hàng. Có ồn ào tấp nập bán mua mà không có xô bồ, cãi vã. Một góc chợ diễn ra cuộc bán đấu giá. Cặp đèn dầu cũ được rao bán 250.000đ. Chiếc organ điện 750.000đ là giá thành công. Thỉnh thoảng vút cao lên âm thanh “chợ búa” là tiếng kèn đồng của một ông già áo đỏ râu trắng thổi một bài nhạc vui, tiếng chuông leng keng và tiếng “Hơhơ/ đi chợ ve chai/ mua đồ thanh lý/ về không vừa ý/ đem bán ve chai (tiếp)!!!”.

Ru nhau di 'cho ve chai'

Ca sĩ Cao Minh - “chủ chợ” hào hứng: Từ sở thích và nhu cầu muốn giao lưu, chia sẻ những món đồ cổ, cũ của bản thân tôi và nhóm bạn, chợ ve chai ra đời từ mùng Mười Tết 2014 và duy trì đến nay đều đặn một phiên/tuần tại Cao Minh café (255/47 Nơ Trang Long P.13, Q.Bình Thạnh). Không có ban quản lý, không thu hoa chi, chỉ là những trao đổi bán - mua theo phương châm “Người bán văn minh - người mua thông minh”.

Có hai dạng người mua: người có kiến thức về đồ cổ đến tìm món đồ có giá trị thật cho bộ sưu tập của mình và người không am hiểu tường tận về nguồn gốc, giá trị thật nhưng vẫn miệt mài lựa chọn, vui sướng mang về món đồ giả cổ có tính thẩm mỹ phù hợp cho một góc nội thất gia đình, hay món đồ còn có thể sử dụng với giá rẻ, hoặc đơn giản chỉ vì món đồ cũ gợi nhớ một thời đã cũ, kỷ niệm nào đó với một người, một không gian...

Còn một dạng người tìm đến chợ nữa - như anh và em - chưa hẳn có nhu cầu mua bán mà muốn tìm một không gian thư giãn cuối tuần vừa mới lạ, vừa hấp dẫn lại có thể bổ sung thêm kiến thức. Câu chuyện đồ cổ mở ra bao nhiêu điều thú vị…

Ru nhau di 'cho ve chai'

… Hai người yêu nhau đã vội vàng rời nhau khi mới bước vào cổng chợ để đi theo kiếm tìm riêng. Anh chăm chú xem album tem thập niên 70 xong quay sang ngắm nghía hộp quẹt zippo. Em thì săm soi bộ hoa tai bạc Nhật bé xíu 30 ngàn đồng, mua xong rồi đeo luôn, còn nhờ cô bán hàng cầm điện thoại chụp cho một kiểu với tai xinh. Em bảo đằng kia có một đôi cũng hay lắm đòi 300.000đ, cô bán hàng bảo ở đây buôn bán tin nhau thôi chứ một mặt hàng có khi mười giá.

Nhưng theo anh chủ Cao Minh nếu trường hợp khách thẩm định có sự gian dối thì người bán món hàng đó sẽ không được tham gia họp chợ nữa. Dạo mỏi chân, anh và em leo lên lầu cao uống nước dòm xuống cảnh đông vui bên dưới (chiếc vé vào cổng 60.000đ/2 người là cả tiền cafe cho anh, trà hay nước ngọt cho em).

Chợ ve chai chỉ họp mỗi sáng Chủ nhật, từ 8g đến tầm trưa thì tan. Con ngõ có những nhà giữ xe dã chiến, những hàng quán ăn theo cũng tấp nập theo giờ đó. Nắng trưa gay gắt người người lác đác ra về, ôm theo món đồ vừa tậu được vừa ý, hỉ hả. Anh trả 5.000đ tiền gửi xe, nhẩm tính: Hôm nay hai đứa chỉ tốn chưa tới trăm ngàn cho một buổi vui!

 XUÂN THANH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI