500đ và nỗi ám ảnh một đời

19/04/2014 - 06:00

PNO - PN - Năm tôi học lớp 6, ba đổ bệnh, má phải đưa ba vào Sài Gòn chữa trị nên tôi được gửi về nhà nội ở. Trước lúc đi, má nhờ nội giữ hơn 10.000đ, dặn mỗi ngày khi tôi đi học, cho 500đ để ăn quà bánh. Hôm đó, đến giờ đi...

edf40wrjww2tblPage:Content

500d và nõi ám ảnh mọt dòi

Chúng tôi về đến nhà thì thấy chú Út ngồi trên võng nghe radio. Không chào hỏi chú, các bạn tôi rủ nhau kéo nhanh ra vườn ổi của nội. Tôi vào nhà, đang lúi cúi bỏ cặp, tháo khăn quàng thì bất ngờ, một cú tát như trời giáng lên đầu khiến tôi ngã dúi. Chú Út hét lớn: “Đồ mất dạy! Quân ăn cắp! Mày tưởng tao không biết sao?”. Tôi còn ngơ ngác chưa hiểu việc gì thì chú, với chiếc roi chuẩn bị sẵn, quất tới tấp vào người tôi. Vừa đánh, chú vừa chửi: “Không có cha mẹ là mày hoang đàng, hư hỏng”, “Cha bệnh nặng chưa biết sống chết mà mày thì vui vẻ, dẫn bạn bè về chơi”, “Từ rày đuổi cổ ra đường sống, không ăn học nữa, tao đốt hết sách vở, quần áo”. Chú bắt tôi cởi bộ đồ đang mặc rồi đẩy tôi ra sân. Sẵn chiếc roi, chú đến chỗ các bạn, một tay quất tứ tung, tay còn lại chỉ ra cổng, đuổi về. May sao, bà nội đi làm đồng về bắt gặp, kịp “giải cứu” cho tôi. Được bạn bè mách, một tiếng sau cô chủ nhiệm đến xin lỗi chú việc cô chưa xin phép gia đình mà để học trò kéo qua đông, gây phiền nhiễu. Tôi ngồi bên cô, mặc cảm lẫn tủi thân, cứ nấc lên từng tiếng. Cô nắm tay tôi bóp nhẹ. Cái nắm tay khiến tôi ấm áp, suốt đời khắc dạ.

Tối đó, ngồi học bài mà cái cảnh bị đánh, bị bạn bè nhìn thấy tôi trần truồng cứ hiện về mồn một. Tôi chỉ muốn chết. Kế bên nhà nội có đám ruộng vừa sạ xong, sợ chuột ăn, người ta đã rưới đều hỗn hợp lúa trộn với thuốc diệt chuột xung quanh bốn bờ ruộng. Ý nghĩ chết để không phải gặp lại các bạn khiến tôi nghĩ quẫn. Tôi cầm chén nước ra đám ruộng, hốt một vốc lúa pha với thuốc diệt chuột, khuấy tan. Ngồi bên bờ ruộng, tôi khóc rất nhiều, nghĩ cảnh mình sẽ chết khiến tôi nhớ ba mẹ, rồi đây họ sẽ không còn nhìn thấy tôi lúc trở về. Nhưng cảm giác đau khổ, xấu hổ, tuyệt vọng, “mặt mũi đâu đi học nữa” lúc ấy lại mạnh mẽ vô cùng. Ai trong độ tuổi này đều dễ dàng tự ái, tổn thương, sỉ diện đến ngây ngô. Tôi uống một ngụm nhỏ. Nhưng thuốc quá đắng, tôi đành vứt chén đi. Liên tục nửa tháng trời, tôi sống trong mặc cảm, ê chề, không dám nói chuyện hay ngẩng mặt nhìn các bạn.

20 năm đã qua, giữa tôi và chú dường như có khoảng cách vô hình, hiếm khi tôi nói chuyện với chú. Thâm tâm, tôi còn ám ảnh về trận đòn đã cướp hết sự tự tin và lòng kiêu hãnh của một con người.

 THƯỜNG LOAN

LTS: Sau khi Báo Phụ Nữ đăng bài Kẻ trộm sách (ngày 16/4), nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến bày tỏ nỗi bức xúc trước sự vô cảm của người lớn khi sẵn sàng buộc tội trẻ, bất chấp việc làm ấy gây nên tổn thương tinh thần, dư chấn về tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Với mong muốn góp thêm tiếng nói vào việc xây đắp tình yêu thương, tôn trọng trẻ, để các em được lớn lên trong sự nâng đỡ, Báo Phụ Nữ tổ chức diễn đàn Khi trẻ bị sỉ nhục. Mời bạn đọc tham gia ý kiến trao đổi gửi về địa chỉ: khitrebisinhuc@baophunu.org.vn.
Từ khóa vô hìnhsĩ nhục
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI