Mỹ cung cấp máy bay không người lái cho bốn nước Đông Nam Á

03/07/2019 - 10:00

PNO - Từ nay đến năm 2022, bốn quốc gia Đông Nam Á gồm: Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam sẽ nhận tổng cộng 34 máy bay không người lái, thông qua các quỹ hỗ trợ an ninh từ chính phủ Mỹ.

Mỗi chiếc máy bay không người lái ScanEagle trị giá 47,9 triệu USD. Các quan chức ở Manila và Kuala Lumpur nói, các máy bay không người lái này sẽ có nhiệm vụ giám sát những tuyến đường thủy địa phương, bao gồm cả khu vực Biển Đông vốn đang trong tình trạng phức tạp. Ông Patrick Shanahan - Quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ - cho biết: “Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines đã mua 34 hệ thống máy bay không người lái ScanEagle từ Mỹ”. Tuy nhiên, các đơn hàng này sẽ do quỹ hỗ trợ an ninh Mỹ chi trả, nằm ngoài ngân quỹ quốc gia.

My cung cap may bay khong nguoi lai cho bon nuoc Dong Nam A
Mỹ sẽ cung cấp 34 máy bay không người lái ScanEagle cho các quốc gia Đông Nam Á để theo dõi tình hình hàng hải trên Biển Đông

Ngày 31/5, trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) đưa thông báo: hợp đồng chế tạo máy bay không người lái đã được chuyển cho công ty con của hãng Boeing là Insitu. Máy bay sẽ được giao cho bốn quốc gia vào tháng 3/2022. Số máy bay và thiết bị đi kèm nằm trong gói mua hàng của chính phủ Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam, theo chương trình bán hàng quân sự nước ngoài của chính phủ Mỹ. Theo Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DSCA), chương trình này là một hình thức hỗ trợ bảo mật, được đạo luật Kiểm soát xuất khẩu vũ khí hợp thức hóa. Cụ thể, Malaysia mua 12 máy bay ScanEagle, Philippines và Indonesia nhận 8 chiếc và Việt Nam sẽ có 6 chiếc.

Tại Jakarta, các quan chức Bộ Quốc phòng từ chối đưa thêm thông tin chi tiết. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới, Bộ Quốc phòng Malaysia cho biết, một phần của gói máy bay không người lái dành cho Kuala Lumpur có giá trị 19,3 triệu USD, được thanh toán hoàn toàn bằng các quỹ của Mỹ, thông qua Sáng kiến An ninh hàng hải của chính phủ (Maritime Security Initiative - MSI) Mỹ. Theo đạo luật Ủy nhiệm quốc phòng Mỹ, MSI nhằm xây dựng năng lực của các quốc gia đối tác ở khu vực Biển Đông, bao gồm năm nước: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Thông qua MSI, Mỹ liên tục cung cấp hỗ trợ dưới dạng trang thiết bị và đào tạo cho các quốc gia có mối quan hệ mật thiết, nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của từng quốc gia trong lĩnh vực hàng hải.

Là đất nước có đường bờ biển dài, Malaysia cần nâng cao khả năng tình báo, giám sát và trinh sát để giám sát các tuyến đường thủy chiến lược quanh eo biển Malacca, Biển Đông và biển Sulu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nhấn mạnh rằng, Kuala Lumpur sẽ hợp tác với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Bắc Kinh, để tăng cường khả năng an ninh và tình báo hàng hải. Lời phát biểu này phù hợp với quan điểm chung của Malaysia trong việc không chọn phe và xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi quốc gia. Malaysia tuyên bố hoan nghênh sự hợp tác quốc phòng với các bên quan tâm, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc, để đảm bảo sự an toàn và ổn định của khu vực Đông Nam Á.

Trong khi đó tại Philippines, 8 máy bay không người lái ScanEagle sẽ đến Manila theo sau đơn hàng tháng 3/2018, bao gồm 6 máy bay không người lái được Washington cung cấp thông qua chương trình tài trợ của chính phủ Mỹ. Lô hàng đầu tiên được giao sau khi Mỹ giúp lực lượng chính phủ Philippines đánh đuổi phiến quân Nhà nước Hồi giáo khỏi thành phố Marawi ở khu vực phía Nam năm 2017. Tuy sự giúp đỡ đầu tiên này hướng đến việc theo dõi các nhóm chiến binh nổi loạn còn sót lại sau vụ Marawi, mục tiêu của chương trình xoay chuyển dần về phía Biển Đông và sự hiện diện dày đặc của các “tàu cá” (vốn là lực lượng “dân quân biển”) của Trung Quốc quanh khu vực.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết khu vực trên Biển Đông và trong nhiều năm qua đã không ngừng mở rộng, quân sự hóa các cấu trúc mà Bắc Kinh xây dựng trên biển, bất chấp các thỏa thuận trước đó về đảm bảo an ninh hàng hải giữa các quốc gia liên quan. Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan hiện nằm trên tuyến đường thủy chiến lược, thu hút hơn 3 tỷ USD hàng hóa thương mại luân chuyển mỗi năm và khu vực Biển Đông vẫn luôn là điểm nóng về chính trị, quân sự, với các nguy cơ mất an ninh vẫn diễn ra mỗi ngày. 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI