Suýt mất con vì nhầm bệnh vàng da teo mật bẩm sinh với vàng da sinh lý

13/06/2018 - 08:00

PNO - Nhìn nét mặt khôi ngô, tuấn tú, đầy vẻ đáng yêu bây giờ của Anh Tuấn, không ai có thể hình dung ra cậu bé yếu ớt, vàng da, thoi thóp vì căn bệnh teo mật bẩm sinh ngày nào.

Suyt mat con vi nham benh vang da teo mat bam sinh voi vang da sinh ly

Chị Nguyễn Thị Loan và bé Anh Tuấn lúc nhỏ. Ảnh: NVCC.

Mẹ của Đỗ Bá Anh Tuấn, chị Nguyễn Thị Loan (27 tuổi, Khoái Châu, Hưng Yên) bồi hồi nhớ lại thời gian cách đây 4 năm, lúc đó chị bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ nên được gia đình đưa đến bệnh viện làm thủ tục sinh nở. Ngay lập tức, bác sĩ chỉ định phương pháp sinh mổ cho chị vì nước ối đã cạn, dễ gây nguy hiểm cho đứa trẻ.

Hai ngày đầu sau khi chào đời, da của Anh Tuấn khá đỏ nên mọi người chưa phát hiện thấy dấu hiệu gì bất thường. Sau khi vết mổ đã ổn định trở lại, chị Loan bắt đầu cho con bú sữa thì nhận ra làn da con mình có màu khá vàng.

Vì lần đầu tiên sinh nở, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chị đã mang băn khoăn này đi hỏi mọi người xung quanh. Rất nhiều người nhận định con chị chỉ bị vàng da sinh lý thôi. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nên không cần quá lo lắng.

Suyt mat con vi nham benh vang da teo mat bam sinh voi vang da sinh ly
Một tháng đầu Anh Tuấn chỉ bị vàng da và không có dấu hiệu bất thường gì khác.

Khi Anh Tuấn đầy 1 tháng tuổi, da bé vẫn không có chuyển đổi gì tích cực mà ngày càng vàng đậm hơn trước. Tuy nhiên, cân nặng con vẫn tăng đều và hoàn toàn không có dấu hiệu gì khác bất thường. Vốn tính cẩn thận, chị Loan quyết định mang Anh Tuấn đi viện thăm khám xem sao. Bác sỹ nhi khoa ở đây kết luận bé bị vàng da sinh lý, nên vợ chồng chị nguôi đi phần nào lo lắng.

Sang đến tháng thứ 2, Anh Tuấn bắt đầu có những biểu hiện bất thường.“Khi con tròn 2 tháng tuổi mình nhận thấy con đi ngoài và ăn nhiều hơn những đứa trẻ khác gấp 3-4 lần. Ban đầu phân của con có màu xanh trắng, dần chuyển sang màu trắng hoàn toàn. Mình chú ý trong phân của con hình như có lẫn một thứ dịch lỏng màu vàng như nước mật, sờ vào tay thì thấy khá trơn. Lo lắng cho con, mình quyết tâm đưa con đi khám tại Bệnh viện nhi Hà Nội. Tại đây bác sĩ khám lâm sàng, chuẩn đoán con bị vàng da tắc mật”, chị Loan cho biết.

Suyt mat con vi nham benh vang da teo mat bam sinh voi vang da sinh ly
Sang tháng thứ 2, bé hay đi ngoài, chất thải có màu xanh trắng, sau chuyển trắng bệch kèm dịch nhày màu vàng.

Khi nhập viện, Anh Tuấn được chuyển đến khoa gan mật để làm các xét nghiệm lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ. Ba ngày đầu tiên bé phải nhịn đói từ 4 giờ sáng đến hơn 8 giờ để tiến hành siêu âm mật lúc đói. Sau đó lại cần ăn thật no để siêu âm mật lúc no.

Ngày thứ hai, Anh Tuấn được chỉ định lấy máu xét nghiệm cùng truyền dịch tiêm thuốc, uống thuốc. Cứ ròng rã như vậy trong vòng 3 tuần thì bác sĩ trưởng khoa chuẩn đoán Anh Tuấn có khả năng bị vàng da teo mật bẩm sinh. Phương án điều trị khi đó được đề xuất là cho bé mổ nội soi thăm dò. Nếu đúng là teo mật thì sẽ cắt bỏ. Ca phẫu thuật cần tiến hành nhanh chóng để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.

Suyt mat con vi nham benh vang da teo mat bam sinh voi vang da sinh ly
 

Khi biết con bị bệnh, hai vợ chồng mình tay chân bủn rủn, ngồi nhìn nhau rồi nhìn con mắt vàng, bụng phình to vì gan sưng mà không lúc nào cầm được nước mắt. 3 tuần chờ đợi kết luận của bác sĩ dài như cả thế kỷ. Càng đau khổ hơn khi chứng kiến những em bé bị teo mật bẩm sinh khác phẫu thuật không thành công đang nằm thoi thóp ở viện.

Một nỗi sợ hãi bao trùm gia đình mình, tuy không ai nói ra nhưng tất cả đều lo nếu con mình phẫu thuật không thành công cũng rơi vào tình cảnh ấy thì còn khổ hơn bây giờ. Từ đó, cả ngày đầu óc hai vợ chồng cứ quẩn quanh mãi suy nghĩ có nên cho con phẫu thuật không vì mình thấy rất nhiều mẹ từ chối mổ, mang con về nhà tự điều trị thuốc nam. Sau khi suy tính kỹ càng, cuối cùng hai vợ chồng quyết định tin tưởng vào bác sĩ, kí giấy cho con phẫu thuật”, chị Loan chia sẻ.

Suyt mat con vi nham benh vang da teo mat bam sinh voi vang da sinh ly
Ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, hạnh phúc đã mỉm cười với cậu bé Anh Tuấn.

Hạnh phúc đã mỉm cười với gia đình chị Loan khi bác sĩ bước ra từ phòng mổ thông báo ca phẫu thuật diễn ra thành công. Hai vợ chồng chị Loan vừa mừng vừa tủi ôm nhau như chính mình vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật, sức khỏe của cậu bé Anh Tuấn khá yếu ớt. Chỉ mới 3 tháng tuổi mà chân, tay, đầu cứ bầm tím hết vì liên tục lấy ven, truyền nước, lấy máu xét nghiệm trong thời gian dài. Chưa kể những đợt sốt dai dẳng kéo dài thường xuyên tìm đến. Cứ dùng thuốc hạ sốt được 3 tiếng thì bé sốt lại, trong khi thuốc hạ sốt phải 6 tiếng mới được dùng tiếp. Bé đau nên quấy khóc mẹ. Chị Loan do lo cho con, ăn uống không đảm bảo, sức khỏe suy kiệt nên cũng chẳng đủ sữa cho bé bú.

Suyt mat con vi nham benh vang da teo mat bam sinh voi vang da sinh ly
 

Như được sự phù trợ của số phận, chỉ sau 1 tháng 6 ngày nằm viện, Anh Tuấn hồi phục sức khỏe nhanh chóng và được xuất hiện về nhà. Nhìn cậu bé khôi ngô, tuấn tú, nét mặt tinh nghịch, đầy vẻ đáng yêu bây giờ không ai có thể hình dung ra cậu bé yếu ớt, vàng da, thoi thót vì căn bệnh teo mật bẩm sinh ngày nào nữa.

Nhớ lại những ngày tháng đáng sợ đó, chị Loan khuyên các bà mẹ bỉm sữa không nên chủ quan với căn bệnh này. Nếu con mới sinh da có màu vàng như bệnh vàng da sinh lý nên tiếp thục theo dõi và kiểm tra màu phân của con. Sau 1-2 tuần không thấy da con có dấu hiệu chuyển biến nên đưa đến các cơ sở y tế lớn để thăm khám và điều trị kịp thời.

Thùy Linh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI