Chiếc cặp “nhà quê”

06/09/2014 - 12:33

PNO - PN - Năm học mới cận kề, kiểm tra lại xem còn thiếu những gì cần thiết cho việc học tập của con, chị cảm thấy yên tâm. Ngay cả hàng cúc áo đồng phục, chị cũng đã đơm lại cho chắc chắn. Chỉ có hai “món” mà chị không sắm,...

edf40wrjww2tblPage:Content

Chuẩn bị vào lớp 6, sau đợt nghỉ hè, con trở nên phổng phao, ra dáng… con gái. Những năm học trước, chị chọn mọi vật dụng cho con, năm nay con xin phép mẹ được chọn theo sở thích của mình. Chị vui vì con gái bộc lộ “gu” thẩm mỹ tinh tế nhưng không kém phần… tốn kém. Ngang qua quầy cặp táp, con đòi mua chiếc cặp mới, màu sắc tươi tắn, kiểu dáng bắt mắt. Dù vậy, chị nhất quyết không cho con mua, vì ở nhà đã có chiếc cặp con lãnh thưởng.

Chiec cap “nha que”
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Con gái giận mẹ, chê chiếc cặp ấy “nhà quê”, không hợp với con. Nhớ thời học sinh của mình, chiếc cặp chị xài vài ba năm mới đổi cái mới. Đành rằng thời ấy khó khăn, nhưng cũng chẳng ai nỡ vứt chiếc cặp vẫn còn tốt. Biết là không thể áp đặt con, nhưng vì đây là chiếc cặp mới, càng hãnh diện hơn khi mặt trước chiếc cặp ghi hàng chữ “tặng học sinh giỏi năm học 2013-2014”, chị nghĩ, chiều con cũng có mức độ, không thể tạo thói quen con muốn gì được nấy.

Mẹ con chị ở vùng ven thành phố, quanh họ còn rất nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều học sinh vẫn còn xài quần áo, xài dụng cụ học tập “cũ người mới ta” nhưng các bé vẫn rất vô tư. Sự “muốn gì được nấy” khiến các bé ỷ lại. Trong nhiều trường hợp, phụ huynh phải biết nói “không” dứt khoát với những đòi hỏi của con.

Chị nhắc con rằng, một đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn mà học giỏi, đáng yêu vẫn tốt hơn nhiều bé đua đòi, học kém. Tuy ban đầu con chưa ưng ý, nhưng sau khi nghe chị giải thích, con đã vui vẻ đeo cặp đến trường.

 Nguyên Sa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI