Một mẹ già bằng ba mẫu ruộng

18/12/2015 - 13:50

PNO - Trong quán cà phê đầu con hẻm cụt (P.13, Q.Bình Thạnh) có chừng chục căn nhà, mấy bữa nay mọi người xôn xao bàn bạc chuyện nhà của ông Tư Hỷ.

Mấy người già sáng sáng tụ tập trò chuyện sau cuốc đi bộ hay chơi cầu lông chẳng màng gì tới chuyện thời sự xa xôi bên Tây bên Tàu nữa. Họ tranh cãi ỏm tỏi, chia làm hai phe xung quanh quyết định sắt đá của ông Tư Hỷ: lấy tiền thuê nhà của con.

Của cha mẹ là của con

Vợ chồng ông bà Tư Hỷ có hai căn nhà liền kề nhau trong hẻm. Đó là tài sản tích cóp cả đời của ông bà từ hai bàn tay trắng. 5 năm nay, sau khi về hưu, ông bà sống một căn, còn một căn cho thuê, được 10 triệu/tháng. Số tiền đó góp thêm vào lương hưu, ông bà sống khá thong thả, thậm chí thỉnh thoảng du lịch, hành hương với bạn bè.

Trong hẻm ai cũng khen ông bà biết tính toán, về già có căn nhà để ở, căn cho thuê là quá an nhàn. Ông bà có hai người con, một trai, một gái nên mọi người nghĩ sau nà y ông bà cho mỗi đứa một căn, thế là ổn.

Nhưng đùng một cái, khi con trai lập gia đình, thay vì lấy lại nhà và cho hai vợ chồng đôi trẻ, ông Tư Hỷ tuyên bố cho vợ chồng chúng thuê chứ không cho hẳn ngay lập tức. Tin ấy chẳng những làm người trong cuộc choáng váng mà dân cư của hẻm cũng chia thành phe phái “đấu võ mồm” với nhau.

Mot me gia bang ba mau ruong
Ảnh mang tính minh họa: Internet

Bà Tư khóc lóc, kể lể với hàng xóm láng giềng những cãi cọ của bà với ông về quyết định đó: “Ai đời lại bắt con cái trả tiền thuê nhà. Cả đời mình làm cũng là để cho tụi nó. Thế mà bây giờ ông ấy nói “Vợ chồng mình cày cấy cả đời mới có chút tài sản. Tụi nó chưa làm gì đã nhà cao, cửa rộng, liệu có biết quý mồ hôi nước mắt, có biết rèn luyện, vượt qua gian khổ hay không? Vả lại, bây giờ lương hưu của bà và tôi cộng lại chưa tới 10 triệu, tiền sinh hoạt ăn uống cũng chỉ vừa đủ, còn tiền nào đi chơi, thăm bạn bè, họ hàng, giỗ quảy ở quê? Cho tụi nó thuê với giá đó đã là một cách giảm nhẹ gánh nặng lập nghiệp cho con mà mình vẫn có thể duy trì cuộc sống như trước kia. Tôi không tính toán gì, chỉ nghĩ, ngay món tiền đó, bà cơm nước, tẩm bổ cho chúng, rồi sau này còn cháu chắt, có cái mà cho chúng đồng quà, tấm bánh”. Tôi nói với ổng rằng trẻ cậy cha, già cậy con. Ông cứ giao nhà cho chúng nó, không lẽ con không biết thương cha mẹ mà phụ thêm khoản này khoản kia, là tình là nghĩa chứ đâu mà sòng phẳng như vậy”.

Ông Tư cãi phăng: “Chuyện nào ra chuyện đó, hiếu nghĩa là để tụi nó tự nguyện. Tôi không thích phải biết ơn con cái khi chúng cho tôi ít tiền tiêu vặt. Tôi làm cả đời là để đến tuổi già sống đàng hoàng, được con cái đối xử tôn trọng nếu chúng hiểu lý lẽ. Nhà cửa, sau này khi chúng thật sự trưởng thành và biết làm ăn, tôi sẵn sàng cho chúng. Còn bây giờ, bà cứ để chúng làm từ đầu như chúng ta ngày xưa. Mà thật ra cũng không đến nỗi cực khổ như chúng ta đâu mà bà lo. Nếu sợ chúng hiểu sai, tiền thuê nhà của chúng, bà cứ để dành lại, sau này cho chúng, có phải là hay không?”.

Nghe bà Tư kể chuyện, ông hàng xóm Sáu Bình gật gù bảo: “Tôi thấy lý luận của ông ấy chẳng có gì sai. Cho con thuê nhà cũng là một cách dạy dỗ chúng vậy thôi. Để như vợ chồng tôi, cho con bé cái nhà mặt tiền để kinh doanh. Nó ỷ lại chuyện không mất tiền thuê nhà, vui nó mở cửa hàng, buồn nó bỏ đi chơi, du lịch, đóng cửa cả tuần lễ, chẳng chí thú làm ăn gì cả. Mà ngay từ hồi đi học, nó đã có ý đó: nhà có mình nó thừa hưởng, cho thuê mặt tiền là đủ sống, cần gì phải làm, nên nó học hành có ra hồn gì đâu”.

Nghe chồng bàn luận, bà Sáu Bình lật đật nhảy vào: “Này ông, đừng có mà học ông Tư thu tiền thuê cửa hàng của con gái nghe. Tôi có một đứa, thương không hết, ông làm thế, tôi… chia nhà, lấy cho nó làm ăn đó”.

Mẹ già, con gái và cháu ngoại

Chuyện làm cả đời, về già để lại cho con là cái lý khiến người ta phản đối quyết định của ông Tư Hỷ. Đến cả sức lực của cha mẹ đôi khi cũng được nghiễm nhiên coi là phải dành hết cho con cái. Suy nghĩ đó khiến gia đình bà Nga ở chung cư Lương Nhữ Học (Q.5) xào xáo.

Bà Nga 56 tuổi, con gái đi lấy chồng và sinh đôi hai bé trai. Vợ chồng con gái bà Nga có sạp hàng ở một chợ lớn. Làm ăn gặp thời, sau khi sinh con, họ mua thêm sạp, công việc ngày càng phát đạt, sung túc nhưng cũng vô cùng bận rộn, đôi khi không đủ thời gian để về nhà thay quần áo hay ngủ mà ở lại luôn sạp hàng.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI