Liệu cha mẹ có đủ sức trong cuộc chiến 'giành lại con' với game online?

20/06/2017 - 16:12

PNO - Trẻ con chơi game là đang bị sập vào cái bẫy, sản phẩm từ những phát minh “sáng tạo” của người lớn trong thời công nghệ hiện đại.

Câu chuyện con nghiện game làm đau lòng, nhức đầu nhiều bậc cha mẹ. Nhiều phụ huynh không nỡ chê trách các ông bố bạo lực đánh con trong những clip được quay tại các tiệm net.

Bởi họ hiểu, người đàn ông thường bị áp lực trong công việc, về nhà liệu có còn đủ bình tỉnh với đứa con “nói hoài không nghe”?. Liệu các bậc cha mẹ có đủ sức cạnh tranh trong cuộc chiến “giành con” với các tiệm net nhan nhản đầy phố, và ngày càng có nhiều chiêu trò hấp dẫn?

Lieu cha me co du suc trong cuoc chien 'gianh lai con' voi game online?
Liệu cha mẹ có đủ sức giành lại con mình? Ảnh minh họa

Trẻ con chơi game là đang bị sập vào cái bẫy, là sản phẩm từ những phát minh “sáng tạo” của người lớn trong thời công nghệ hiện đại. Vì thế, những nỗ lực của các ông bố, bà mẹ gỡ con ra khỏi cái bẫy hấp dẫn này rất đáng ngưỡng mộ. Mong xã hội đừng để họ phải đơn độc loay hoay rồi phải đau đớn đánh con.

Để cùng giải bài toán cai game cho con, các ông bố, bà mẹ vẫn tiếp tục gởi ý kiến đến Phụ nữ online  

Cai game cho con bằng… du lịch

Nói chuyện trẻ con chơi game, tôi chợt nhớ hồi còn ở khu nhà cũ, các con tôi ngoài giờ học tha hồ tung tăng chơi cùng lũ bạn hàng xóm. Trẻ con đồng lứa xáp lại thì thứ gì cũng thành trò vui được. Từ chạy xe đạp vòng quanh khu nhà ở đến đánh cầu lông, trốn tìm, đánh cờ… về nhà là chúng cũng mệt nhoài, tắm rửa, học hành xong là lăn ra ngủ.

Cho đến khi chúng tôi dọn về nơi ở mới, nhà nào nấy đóng cửa im ỉm, suốt ngày tịnh không nghe tiếng trẻ con đùa nghịch ngoài đường. Vợ chồng tôi cũng không để ý mấy đến sự thay đổi nếp sinh hoạt của con, cho đến khi phát hiện hai đứa thường giành nhau chiếc máy tính bảng để chơi game.

Hóa ra bọn trẻ đều có tài khoản game online tự bao giờ. Nhắc nhở từ nhẹ nhàng đến nghiêm khắc vẫn không cắt được cơn nghiện game của con, cất giấu điện thoại, Ipad khỏi tầm tay chúng cũng không ổn vì chính chúng tôi cũng không thể rời xa mấy công cụ đó, tôi đành chọn cách khác.

Lieu cha me co du suc trong cuoc chien 'gianh lai con' voi game online?
Chị Lê Thị Ngọc Vi

Bất cứ lúc nào có thời gian, tôi lại thu xếp đưa bọn trẻ đi chơi đâu đó, có thời gian thì đi xa, bận quá thì đi gần, có tiền thì ở chỗ cao cấp, ít tiền thì chọn chỗ bình dân. Nhìn bọn trẻ háo hức trước những chuyến đi, tôi nhận ra đứa trẻ nào cũng mê đi chơi kinh khủng và hoàn toàn có thể quên các trò game vớ vẩn nếu có việc gì đó vô hại nhưng lại khiến chúng hứng thú.

Có người bảo “cai nghiện…game” cho con bằng việc đi chơi là xa xỉ. Thực ra, nếu khéo thu xếp và chi tiêu tiết kiệm, bạn vẫn có thể có những chuyến đi vui mà bổ ích. Hơn nữa, tôi cho rằng đem đến cho con những thú vui bổ ích vẫn đáng giá hơn là chữa “bệnh” nghiện game cho con, có khi tốn kém hơn nhiều mà chẳng có kết quả.

Lê Thị Ngọc Vi
(Quận 9 - TP HCM)

Chúng ta có cả đời để làm việc nhưng tuổi thơ của con chỉ có một lần

Việc cai nghiện game cho con là điều không hề dễ dàng. Hiện nay các thiết bị điện tử xuất hiện rất nhiều còn các trò chơi lành mạnh lại ít dần, người làm cha làm mẹ bận trăm công nghìn việc khó lòng mà kiểm soát được.

Cũng có vài lần cậu con trai tôi không nghe lời, tôi tức giận quá không thể ngồi nói chuyện đàng hoàng với con được, nên hăm dọa con tự ra ngoài sống hay cho vào trường nội trú không được về nhà. Nhiều khi thấy con chơi game, tôi cũng nổi nóng, ráng kiềm mà kiềm không được nên cầm roi đánh vài cái mà càng đánh nó càng không biết đau.

Vì thế, tôi chuyển qua cách làm bạn với con, tâm sự nhỏ nhẹ để bố con hiểu nhau hơn, con cũng hiểu được nỗi lòng của bố mẹ, như thế thì dễ dàng hơn. Cũng may con tôi cũng thấu được sự lo lắng của bố mẹ nên thay đổi khá nhiều. Con tôi lo học hành hơn và chỉ chơi game khi có thời gian rảnh”.

Lieu cha me co du suc trong cuoc chien 'gianh lai con' voi game online?
Anh Võ Hoàng Phúc

Anh Phúc chia sẻ kinh nghiệm để hai bố con xem nhau như những người bạn, tâm tình những lúc buồn phiền trong cuộc sống: “Lúc trước con tôi rất ít khi tâm sự với bố những chuyện đi học trên trường hay chuyện buồn. Nhưng tôi đặt mình vào vị trí của con, nhẹ nhàng khuyên bảo chúng để khi có chuyện vấp ngã. Tôi luôn động viên con khi sai, cho con lời khuyên chân thành, và động viên để tiếp thêm tinh thần động lực. Thỉnh thoảng hai bố con đi uống trà sữa, đi dạo phố phường, cùng con tham gia hoạt động ngoại khóa để hiểu nhau hơn”.

Võ Hoàng Phúc
(Quận Phú Nhuận - TPHCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI