Đã khác rồi, nụ cười Lý Sơn...

30/04/2015 - 09:00

PNO - PN - Tôi ở lại nhà bà Đặng Thị Quyên, thôn Đông, xã An Hải. Khách xa gần thân sơ không cần biết, gặp bữa là mời cơm. Đàn ông ở đây nói: Hôm tết đến giờ không ông nào còn dám nói "nhậu hết điện thì nghỉ".

edf40wrjww2tblPage:Content

Trước đây 5g chiều đến 11g đêm là có điện, điện hết thì tàn nhậu, giờ thì điện đêm ngày, ai dám mạnh miệng vậy nữa! Điện đã “lột xác” những ngả đường bụi bặm, những căn nhà quanh năm đối mặt với gió và nước biển. Bảng hiệu buôn bán các loại, quán net, taxi, khách sạn nhà nghỉ và khách du lịch đông ùn ùn, nhộn nhịp.

Ông Phạm Hoàng Linh, Phó chủ tịch huyện Lý Sơn không ngần ngại khẳng định, rồi sẽ đông khách hơn nữa. Trước đây nhu cầu tìm hiểu Lý Sơn đã đông, nay đã có điện, con số khách sẽ vượt dự báo, bởi từ năm khách sạn nhà nghỉ trước tết, thì chỉ sau bốn tháng, nay đã lên 13 khách sạn nhà nghỉ và 20 cơ sở lưu trú trong dân, với công suất hơn 200 phòng. Ông chủ khách sạn lớn nhất đảo là Central Lý Sơn Hotel nói, dự trù ban đầu xây 10 tỷ, nay đã thành 25 tỷ rồi mà vẫn không đủ phòng cho khách đăng ký…

Da khac roi, nu cuoi Ly Son...

Hành và tỏi bớt… "hành hạ" phụ nữ Lý Sơn vì đã có điện

Hơn một ngày lang thang trên cánh đồng An Hải, An Vĩnh, tôi hỏi điện đã xua bớt nắng cháy và vị mặn trên mặt người đàn bà Lý Sơn ra sao? Họ trả lời với xôn xao niềm vui không giấu được, với nụ cười mà tôi chắc chắn rằng, bao thế hệ phụ nữ Lý Sơn có nằm mơ cũng không thấy. Bên cánh đồng hành mênh mông ở thôn Đông, xã An Hải, ông Phạm Dưỡng chống gậy nhìn chị Trương Thị Hoa, cười chọc: “Mấy bà chừ sướng như tiên”.

Vòng chu chuyển trong ngày của phụ nữ Lý Sơn bao đời nay là: sáng kiếm củi nấu cơm, ra bến cá, chạy chợ, về tưới hành tỏi, chiều tối lại tưới tỏi hành, lại đi chợ để lo cái ăn ngày mai, xong đan lưới.

“Tưới hành tỏi cực lắm - chị Hoa nói - tốn hai người, chồng đi biển thì mình thuê một người kéo dây nước từ mô tơ đóng giếng, rồi phun, nắng lớn thì phun càng cực, là đàn bà, đâu đủ sức quay máy nổ, mà ở ngoài đồng thì cơm trong nhà không ai nấu cho con ăn đi học.

Chiều tối tưới xong mấy sào hành tỏi là về cắm mặt nấu cơm, nửa đêm mới đi ngủ, sáng 4g đã lo dậy. Giờ có điện rồi, bỏ mấy triệu đóng dàn phun, kéo điện ra đồng, chồng đi biển cứ đi, chị ở nhà cắm nồi cơm điện, ra bật công tắc điện cho phun nước, về nhà coi ti vi, canh bao nhiêu phút lại chạy ra tắt. Đồ đạc áo quần thì giao cho máy giặt.

Tụi chị giờ hết lo nạn mùa nắng còng lưng gánh rồi chở nước ngọt, bởi bỏ mấy triệu ra mua máy lọc khử nước mặn, về cắm điện là thành nước ngọt ngay. Đi chợ mua cá về bỏ tủ lạnh, ăn hết lại mua tiếp, khỏi lo bữa có bữa không. Điện làm đời chị em ở đây đỡ khổ đi một nửa, thiệt là vui”.

Có điện, túi tiền của họ cũng đỡ hao hơn, khi giá thành tưới nước cho hành tỏi từ điện giảm một nửa so với chạy máy dầu diezel. Một cuộc chuyển đổi ngoạn mục trên cánh đồng hành ở Lý Sơn hy vọng mang lại thêm thu nhập cho bà con nơi đây, thay vì trước đây trồng hai vụ thì nay đã chuyển sang bốn vụ.

Da khac roi, nu cuoi Ly Son...

Da khac roi, nu cuoi Ly Son...

Nghe tôi kể chuyện trên đồng, bà Quyên chủ nhà cười ha hả rằng, sao không kể thêm có điện là mùa nắng bớt… bồng con nít chạy vì sốt! Có điện, những người bán hải sản như bà Nguyễn Thị Mạnh ở thôn Đông, xã An Vĩnh được… thức khuya hơn.

“Mày nghĩ mà coi, chị mua sỉ về bỏ tủ đông, có điện giữ lâu hơn, mực sẽ trắng đẹp, chứ không thì phải mua nước đá về ướp, bỏ bao bóng một lớp đá một lớp mực, còn lo không đủ lạnh nó sẽ vàng con mực. Không có điện, ăn tối xong là ngủ, giờ mình tranh thủ làm đêm. Chị có sáu đứa con, ba đứa đi biển, có điện tụi nhỏ ở nhà coi ti vi, đỡ đi chơi khuya, chị mua máy tính về cho nó học thêm, mừng lắm”.

Ông Huỳnh Lũy, Bí thư đảng ủy xã An Hải nói, điệp khúc được mùa mất giá hành tỏi bao nhiêu năm qua không ngớt hành dân, nay có điện thì nhu cầu chế biến và giữ gìn để tỏi hành không nảy mầm là điều bà con cần lắm. Nếu tỏi không được giá mà giữ lại được là quá mừng. Liệu cấp trên, các nhà khoa học, doanh nghiệp có nhảy vào đây không?

Rồi có ai nghĩ là sẽ đầu tư cơ sở chế biến tinh dầu tỏi cùng sơ chế đóng cá hộp tươi ngon ở đây, để tận dụng ngay nguồn cá mà ngư trường ngày càng cạn kiệt, lại tránh được tình trạng mùa biển động giá cá khỏi lên cao ngất ngưởng. Tôi nói thêm với ông, chính quyền và bà con cần bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn ngay trên đất Lý Sơn. Cho đến bây giờ chính quyền vẫn chưa chặn được nạn giả tỏi Lý Sơn mang từ đất liền ra trục lợi, mà việc đó có khó khăn gì đâu.

Câu nói hay lặp lại: “Muốn biết Lý Sơn khổ ra sao, hãy nhìn mắt phụ nữ trên đảo”, đến bây giờ có lẽ cần một suy ngẫm khác. Tôi đọc trong ánh mắt họ một nụ cười và thấy hình như họ đã bắt đầu tiễn biệt chát chúa nắng và cát bay...

TRUNG VIỆT

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI