5 thủ thuật đối phó với một đứa trẻ bướng bỉnh

17/03/2018 - 14:00

PNO - Paul Reyburn và Kevin Tsollman trong "Lý thuyết trò chơi dành cho các bậc cha mẹ” tuyên bố rằng lý thuyết chiến lược trò chơi cổ điển sẽ giúp bạn thiết lập các thỏa thuận công bằng với trẻ.

Chắc chắn là với mỗi đứa trẻ bạn cần có một cách tiếp cận cụ thể, nhưng có một số nguyên tắc vàng sẽ giúp bạn điều khiển được cả những đứa trẻ nghịch ngợm.

Paul Reyburn và Kevin Tsollman trong "Lý thuyết trò chơi dành cho các bậc cha mẹ” tuyên bố rằng lý thuyết chiến lược trò chơi cổ điển sẽ giúp bạn thiết lập các thỏa thuận công bằng với trẻ. Họ còn chỉ ra những trò chơi vui vẻ giúp dạy trẻ vâng lời và xây dựng một mối quan hệ thân thiện với con.

Dưới đây là một số mẹo thông thường trong trò chơi giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau và đối phó với đứa trẻ bướng bỉnh.

1. Trẻ không chịu đi cùng mẹ

5 thu thuat doi pho voi mot dua tre buong binh
Không nên: Con phải nắm tay mẹ khi qua đường.  Nên: Nào, con hãy dẫn mẹ đi qua đường nhé!

Phụ huynh nào cũng từng đối mặt với tình huống khi con dừng lại ở giữa đường và kiên quyết từ chối nắm tay của cha mẹ để đi tiếp.

Để thuyết phục đứa bé bướng bỉnh của mình, hãy cho bé trò chơi trao đổi vai trò. Hãy để cho trẻ trở thành cha mẹ của bạn: trẻ sẽ thích thú với trò chơi và trở nên ngoan ngoãn hơn.

2. Trẻ không muốn bị phạt vì hành vi xấu

5 thu thuat doi pho voi mot dua tre buong binh
Không nên: Con bị phạt đứng trong góc. Nên: Con muốn lựa chọn nộp phạt bằng tiền hay đứng trong góc?

Con của bạn là một cậu bé nghịch ngợm, nhưng bé không chịu đứng trong góc nhà và nghĩ về hành vi của mình? Hãy nói chuyện với bé như với một người lớn, giải thích rằng đối với mỗi hành vi vi phạm kỷ luật đều có một hình phạt được quy định.

Chơi với bé trò chơi tòa án, đưa ra một đề nghị nghiêm chỉnh: hoặc nộp tiền phạt quỹ riêng của bé, hoặc đứng một vài phút ở góc. Hãy để con bạn có quyền lựa chọn, ngay cả khi bé phạm lỗi.

3. Một đứa trẻ không muốn ăn cháo, nhưng muốn ăn kẹo

5 thu thuat doi pho voi mot dua tre buong binh
 Không nên: Nếu con không ăn hết cháo thì cũng đừng hòng ăn kẹo. Nên: Ăn cháo xong, con sẽ được tráng miệng bằng chiếc kẹo ngon lành này.

 Bé từ chối ăn trưa, bé muốn ăn bánh kẹo thay cho món cháo nhàm chán. Hãy đề nghị một chiếc bánh hay kẹo như phần thưởng cho chén cháo mà bé sẽ ăn hết. Tinh thần chiến đấu sẽ làm cho trẻ bị hấp dẫn khi quy định trẻ cần ăn hết chén cháo trong bao nhiêu phút, và niềm vui chiến thắng sẽ được cổ vũ bởi một giải thưởng ngọt ngào.

Đừng cứng nhắc với từ "không" mà hãy tìm sự thỏa hiệp. Trẻ sẵn sàng hợp tác hơn nếu bạn cho trẻ một sự cổ vũ.

4. Trẻ không muốn ăn sáng

5 thu thuat doi pho voi mot dua tre buong binh
Không nên: Ăn hết cháo ngay! Nên: Mẹ con mình cùng xem còn bao nhiêu thìa cháo nhé.

Đặt ra một ví dụ. Thương thường, trong khi cha mẹ bận rộn trong những việc chuẩn bị đi làm buổi sáng thì trẻ phải tự ăn sáng, chúng sẽ quấy bát phở hay cháo lên tùm lum nhưng ăn thì rất ít. Nếu bé từ chối ăn sáng, hãy ngồi xuống với bé. Đề nghị bé cùng tính xem còn bao nhiêu muỗng cháo trong đĩa – nhờ đó trẻ sẽ ăn hết cháo mà không nhận ra

5. Trẻ không muốn thay đồ

5 thu thuat doi pho voi mot dua tre buong binh
Không nên: Thay đồ nhanh lên, trễ rồi đấy. Nên: Để xem con có thể thay đồ trong khi bịt mắt không nhé.

Bất kỳ cuộc cãi cọ nào cũng dễ tránh hơn nếu được giải quyết trong một hình thức trò chơi. Nếu trẻ từ chối thay đồ, hãy cho bé một trò chơi: thay đồ trong khi bị bịt mắt. Trẻ em thích chơi đùa, vì vậy khả năng là trẻ sẽ làm mọi việc nhanh hơn, không có xung đột và khóc lóc và ăn vạ.

Thanh Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI