Thế giới lên án Trung Quốc khiêu khích ở Biển Đông

09/05/2014 - 14:55

PNO - PN - Vụ tàu Trung Quốc (TQ) bắn nước và đâm vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông đã gây nên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ về hành động ngang ngược của Bắc Kinh trong vùng biển của một nước có chủ quyền.

edf40wrjww2tblPage:Content

Truyền thông quốc tế đã đồng loạt đưa tin, dẫn theo nguồn chính thức từ cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 7/5, đáng chú ý là hầu hết các bản tin đều miêu tả hành động của Bắc Kinh là “khiêu khích”.

VTV tổng hợp Dư luận  thế giới lên án Trung Quốc về hành động tại Biển Đông

Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về các hành động của tàu TQ ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói, việc tàu TQ cố tình đâm vào các tàu của Việt Nam là “một cách hành xử nguy hiểm và mang tính hăm dọa”. Bà Psaki nhấn mạnh: “Chúng tôi cực kỳ quan ngại về cách hành xử và hăm dọa nguy hiểm tàu bè tại vùng biển có tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, hành xử một cách an toàn và thích hợp, giải quyết các yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế”. Trong một diễn biến khác, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã ra thông cáo báo chí chỉ trích hành động của Bắc Kinh là “hung hăng và hiếu chiến”, cố tình gây căng thẳng ở Biển Đông.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới ở Biển Đông và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng. Singapore kêu gọi tất cả tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore cho biết, nước này sẽ tiếp tục kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và TQ cùng làm việc để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).

Trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo tại thủ đô Paris ngày 7/5 (giờ địa phương) nhân chuyến thăm Pháp, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho rằng “cần tránh hành động đơn phương” trên Biển Đông. Ông nêu rõ, hành động của TQ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, khiến Tokyo không thể không quan ngại.

Tại hội thảo về Vai trò của Italia tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương do các viện nghiên cứu hàng đầu và Bộ Ngoại giao Italia tổ chức, nhiều học giả, diễn giả và đại biểu đã lên án hành động ngang ngược của Bắc Kinh, cho là TQ cố tình gây căng thẳng, đe dọa hòa bình, sự ổn định, an ninh và an toàn hàng hải tại khu vực.

The gioi len an Trung Quoc khieu khich o Bien Dong

The gioi len an Trung Quoc khieu khich o Bien Dong

The gioi len an Trung Quoc khieu khich o Bien Dong

The gioi len an Trung Quoc khieu khich o Bien Dong

Những hình ảnh của thói hung hăng, gây chiến của tàu Trung Quốc
đối với tàu Cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông

Hãng tin AP có bài viết Việt Nam nỗ lực ngăn Trung Quốc triển khai giàn khoan với nhận định: Động thái đặt giàn khoan ở khu vực trên thềm lục địa Việt Nam là một trong những bước đi khiêu khích lớn nhất của TQ trong việc khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Cũng ngày 7/5 (giờ địa phương), các trang báo lớn của Đức như die Spiegel (Tấm gương), die Zeit (Thời đại), die Welt (Thế giới) đều đăng tin, ảnh phản ánh thái độ hung hăng của TQ ở Biển Đông.

Trong một bài bình luận về xung đột ở Biển Đông, hai học giả Ernest Bower và Gregory Poling của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược Washington (Mỹ) gọi tác động của vụ giàn khoan này “rất đáng kể”. “Thực tế, TQ đã triển khai di chuyển giàn khoan ở Biển Đông ngay sau chuyến thăm bốn nước châu Á của Tổng thống Barack Obama vào cuối tháng Tư vừa qua. Hành động của Bắc Kinh thể hiện rõ ý đồ của lãnh đạo nước này muốn kiểm tra lòng quyết tâm của Việt Nam, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Washington”. Bắc Kinh tìm cách “thay đổi đáng kể hiện trạng”, trong khi cho rằng Washington bị phân tán bởi các diễn biến đang xảy ra ở Ukraine, Nigeria và Syria, các học giả nhận định.

Một quan điểm đáng chú ý được hãng tin Reuters phân tích là hành động triển khai giàn khoan khổng lồ HD 981 gần quần đảo Hoàng Sa “không nhằm mục tiêu chính là thương mại”. Cùng ý kiến như trên, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales (Úc), cho biết, “các hoạt động kinh tế thường được TQ sử dụng như là một lực lượng bất hợp pháp để mở rộng tuyên bố chủ quyền”.

Đáp lại hành động ngang ngược của TQ, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia của Việt Nam, đã đề cập đến khả năng Hà Nội sẽ đưa vụ tranh chấp ra trọng tài quốc tế. “Việt Nam kiên định sử dụng mọi biện pháp hòa bình, không loại trừ biện pháp nào”, ông nói. Hãng tin Reuters nhắc lại việc Philippines đã đưa tranh chấp với TQ ra Tòa án trọng tài quốc tế ở La Haye (Hà Lan).

Du luận quốc tế những ngày này rất quan tâm đến ý kiến của một học giả TQ là ông Lý Lệnh Hoa. AFP dẫn nguồn trang mạng SCMP và mạng xã hội Sina Weibo cho biết, học giả họ Lý, người từng phản bác việc TQ tuyên bố “đường lưỡi bò” phi lý ở Biển Đông, đã viết trên trang blog cá nhân 163.com đêm 6/5 rằng, “là một trong những nước ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, TQ nên tuân theo điều 74 và 83 của công ước này, phải tôn trọng quan điểm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven biển xung quanh”. Ông Lý cũng từng chỉ trích các học giả và truyền thông của TQ đã góp phần không nhỏ vào việc kích động người dân về vấn đề Biển Đông, trong khi không đưa ra được căn cứ xác đáng nào để chứng minh.

THIỆN ĐẠO (Reuters, AP, Kyodo)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI